Tính chất hóa học Thiếc(II)_chloride

Thiếc(II) chloride có thể hòa tan trong lượng nước nhỏ hơn trọng lượng của chính nó mà không có sự phân hủy rõ ràng nào, nhưng dung dịch loãng bị thủy phân tạo thành muối kiềm không tan:

SnCl2 (dd) + H2O (l) → SnOHCl (r) + HCl (dd)

Vì thế nếu các dung dịch tinh khiết chứa thiếc(II) chloride được sử dụng thì nó phải được hòa tan trong axit clohydric (thường là bằng hay lớn hơn lượng mol của thiếc(II) chloride) để duy trì cân bằng về phía trái (sử dụng nguyên lý Le Chatelier). Các dung dịch của SnCl2 cũng không ổn định về phía oxy hóa bởi không khí:

6SnCl2 (dd) + O2 (khí) + 2H2O (lỏng) → 2SnCl4 (dd) + 4SnOHCl (rắn)

Điều này có thể ngăn chặn bằng cách lưu giữ dung dịch trên cả mảng thiếc kim loại.[2]

Có nhiều trường hợp cho thấy thiếc(II) chloride đóng vai trò của tác nhân khử, khử các muối bạcvàng thành kim loại, và các muối sắt(III) thành sắt(II), chẳng hạn như:

SnCl2 (dd) + 2FeCl3 (dd) → SnCl4 (dd) + 2FeCl2 (dd)

Nó cũng có thể khử các ion đồng(II) thành đồng(I).

Dung dịch thiếc(II) chloride cũng có thể đơn giản chỉ phục vụ như nguồn cung cấp ion Sn2+ để tạo ra các hợp chất thiếc(II) khác thông qua các phản ứng tạo kết tủa. Chẳng hạn, phản ứng với natri sulfide tạo ra thiếc(II) sulfide, kết tủa màu nâu đen:

SnCl2 (dd) + Na2S (dd) → SnS (r) + 2NaCl (dd)

Nếu base kim loại kiềm được thêm vào dung dịch SnCl2 thì ban đầu kết tủa màu trắng là thiếc(II) oxit ngậm nước được tạo ra; chất này sẽ bị hòa tan nếu còn base dư để tạo ra muối stanit, như natri stanit:

SnCl2(dd) + 2NaOH (dd) → Sn(OH)2 (r) + 2NaCl (dd)Sn(OH)2 (rắn) + NaOH (dd) → NaSn(OH)3 (dd)

SnCl2 khan có thể sử dụng để tạo ra một loạt các hợp chất thiếc(II) trong các dung môi không lỏng. Chẳng hạn, muối lithi của 4-metyl-2,6-đi-tert-butylphenol phản ứng với SnCl2 trong THF để tạo ra hợp chất Sn(OAr)2 (Ar = aryl) không gian hai chiều tuyến tính màu vàng.[3]

Thiếc(II) chloride cũng có thể có vai trò như một axit Lewis, tạo ra các phức chất với các phối tử như ion chloride, chẳng hạn:

SnCl2 (dd) + CsCl (dd) → CsSnCl3 (dd)

Phần lớn các phức chất này có cấu trúc hình chóp, và do các phức chất như SnCl3 có octet đầy đủ, vì thế ít có xu hướng thêm vào trên một phối tử. Tuy nhiên, cặp điện tử cô độc trong các phức chất như vậy lại dễ dàng tạo liên kết, và vì thế bản thân các phức chất có thể phản ứng như một base Lewis hay một phối tử. Điều này có thể thấy trong sản phẩm liên quan tới ferrocen như trong phản ứng sau:

SnCl2 + Fe(η5-C5H5)(CO)2HgCl → Fe(η5-C5H5)(CO)2SnCl3 + Hg

SnCl2 cũng có thể sử dụng để tạo ra một loạt các hợp chất chứa các liên kết kim loại - kim loại. Chẳng hạn, phản ứng với dicoban octacacbonyl:

SnCl2 + Co2(CO)8 → (CO)4Co-(SnCl2)-Co(CO)4Cấu trúc của thiếc (II) chloride và các hợp chất liên quanCác mô hình cầu và que về cấu trúc kết tinh của SnCl2[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiếc(II)_chloride http://www.goldrefiningforum.com/phpBB3/ http://chemapps.stolaf.edu/jmol/jmol.php?model=Cl%... http://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/summary/summary.cg... http://www.commonchemistry.org/ChemicalDetail.aspx... //doi.org/10.1016%2F0022-3697(95)00060-7 //doi.org/10.1016%2FS0040-4039(01)80041-1 //doi.org/10.1021%2Fja00526a054 http://www.ilo.org/public/english/protection/safew... http://www.ilo.org/public/english/protection/safew... http://www.orgsyn.org/demo.aspx?prep=cv3p0626